Vải thun trơn là gì? Ưu và nhược điểm của loại vải trơn
- Khám phá ý nghĩa đồng phục tiếp viên hàng không Bamboo Airways
- Top 3 kiểu dáng đồng phục Lotte Cinema đẹp – ấn tượng nhất hiện nay
- Điểm qua những mẫu đồng phục FPT tiêu biểu hiện nay
- Đồng phục áo gió honda có ưu điểm gì? Địa chỉ may uy tín
Được biết đến là loại vải phổ biến và được ưa chuộng trong may mặc. Thế nhưng không phải ai cũng biết vải thun trơn là gì? Ưu và nhược điểm của áo thun trơn như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Đồng Phục Bốn Mùa tìm hiểu thêm thông tin về loại vải này nhé!
>>>> Tham khảo: 20+ Các chất liệu vải phổ biến, hợp xu hướng nhất hiện nay
1. Vải thun trơn là gì?
Vải trơn là loại vải có nguồn gốc từ sợi bông mà thành phẩm cho ra là chất vải đơn sắc, hoàn toàn không có hình in hay họa tiết. Tuy nhiên khách hàng có thể mua vải trơn về để may thành các sản phẩm thời trang và in hình trang trí tùy thích.

Vải trơn là loại vải có nguồn gốc từ sợi bông
2. Vải trơn cotton là gì?
Vải trơn cotton là loại vải được dệt từ những sợi cotton tự nhiên (sợi cây bông, sợi tơ tằm,..) và được xử lí qua một vài hóa chất nhằm chống mục, mốc, tăng tính đàn hồi và có độ bền cao hơn. Chất vải có độ mềm mịn, mang đến cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người mặc.

Vải trơn cotton là loại vải được dệt từ những sợi cotton tự nhiên
>>> Xem thêm: Vải lụa là gì? Đặc điểm, phân loại và cách sử dụng loại vải này
3. Các loại vải thun trơn – Ưu, nhược điểm của từng loại
3.1. Vải trơn 100% cotton
Vải thun cotton 100% theo lý thuyết là 100% thành phần sợi cotton tự nhiên. Tuy nhiên trên thực tế, con số này có thể thấp hơn (khoảng 95-98%) vì sẽ có từ 2-5% sợi spandex – mục đích nhằm giúp cho sợi vải có khả năng đàn hồi và độ bền tốt hơn.
Ưu điểm
- Có khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt
- Mặt vải mềm mại, thoáng khí
- Thân thiện với mọi làn da
- Thân thiện với môi trường
Nhược điểm
- Giá thành khá cao
- Khó may hơn so với các loại phải khác
- Độ bền kém hơn so với vải trơn cotton pha

Vải thun cotton 100%
3.2. Vải trơn 65/35 cotton (CVC)
Vải trơn 65/35 cotton là vải được dệt thành từ sợi tự nhiên và sợi nhân tạo. Trong đó có đến 65% là sợi bông tự nhiên (sợi cotton) và 35% sợi nhân tạo.
Ưu điểm
- Vải có độ co giãn, đàn hồi tốt
- Khả năng thấm hút khá cao
- Giá thành rẻ hơn so với cotton 100%
- Độ bền cao
- Có thể dùng cho cả mùa hè và mùa đông
Nhược điểm
- Khả năng thấm hút chỉ ở mức vừa phải
- Nhanh bị xù lông

Vải trơn 65/35 cotton (CVC)
3.3. Vải trơn 35/65 cotton (tici)
Ngược lại với vải trơn 65/35 cotton (CVC), vải trơn 35/65 cotton (tici) là loại vải tổng hợp từ 35% cotton và 65% polyester.
Ưu điểm
- Khả năng thấm hút tốt
- Có độ bóng và mềm mại cao
- Dễ nhuộm màu
- Giá cả phải chăng
Nhược điểm
- Khả năng thấm hút và thoáng khí vẫn chưa thể sánh được với vải Cotton 100% và vải CVC 65/35

Vải trơn 35/65 cotton (tici)
3.4. Vải trơn PE
Vải trơn PE được làm hoàn toàn bằng sợi nhân tạo, thành phần của vải là 100% sợi polyester.
Ưu điểm
- Có độ bền cao, không bị co lại trong quá trình sử dụng
- Ít bị nhàu
Nhược điểm
- Vải không thấm hút mồ hôi nên mặc khá nóng

Vải trơn PE
3.5. Vải trơn poly
Vải trơn poly cũng được dệt từ sợi vải nhân tạo. Nhưng khác với vải PE được dệt từ sợi sơ ngắn thì vải poly được dệt từ sợi sơ dài hơn.
Ưu điểm
- Khả năng chống nước rất tốt
- Nhẹ hơn so với vải PE
- Khi mặc có cảm giác mát hơn PE
- Giá thành rẻ
Nhược điểm
- Do tỉ lệ cotton khá thấp nên khi sử dụng có thể gây nóng bức và không thấm hút mồ hôi

Vải trơn poly
3.6. Vải trơn cá mập
Vải thun cá mập là loại vải thun được dệt từ sợi cotton và sợi nhân tạo theo các tỉ lệ khác nhau. Điểm đặc biệt của vải là họa tiết đặc biệt trên bề mặt, được dệt thành các sợi lớn đan nhau, tạo thành các mắt vải hơi lồi, không có lổ rỗng, tạo cảm giác chắc chắn cho trang phục của bạn.
Ưu điểm
- Vải dày dặn, có độ bền cao
- Có độ co dãn tốt, co dãn được cả 2 lẫn 4 chiều
- Dễ dàng cắt may, phối được với các chất liệu khác
Nhược điểm
- Giá thành tương đối cao vì đây là một trong những loại vải cotton cao cấp

Vải trơn cá mập
3.7. Vải trơn thun lạnh
Vải trơn thun lạnh cũng có thành phần là sợi nhân tạo (sợi PE hoặc là sợi Nylon). Là kiểu vải được dệt bằng phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim.
Ưu điểm
- Vải khá mềm, trơn và mỏng khi sờ có cảm giác mát lạnh.
- Dễ giặt và vệ sinh.
- Giá thành tương đối rẻ
- Màu sắc đa dạng
- Không bị xù lông khi sử dụng
Nhược điểm
- Vải nhanh hỏng nếu thường xuyên sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao

Vải trơn thun lạnh
4. Một số mẫu áo thun vải trơn đẹp, dễ phối đồ

Áo thun trơn nữ cổ tròn

Áo thun trơn nữ cổ trụ

Áo thun trơn Unisex

Áo thun trơn nam tay dài
5. Các cách nhận biết vải trơn
Cách 1: Dùng mắt và cảm giác tay
Khi cầm vải trên tay nếu bạn cảm thấy mềm và mát, quan sát thấy bề mặt vải có những sợi lông xù nhỏ thì đó chính là vải trơn cotton.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện kéo đứt 1 sợi, nếu thấy đầu sợi đứt không gọn, vò nhẹ thấy vải nhăn theo nếp thì đó chính xác là vải trơn cotton.
Cách 2: Dùng nước
Hãy dùng một ít nước đổ lên bề mặt vải nếu quan sát thấy vải thấm hút nhanh thì đây chính là vải trơn cotton. Ngược lại nếu khả năng thấm hút kém thì là vải PE hoặc vải trơn cotton pha.
Cách 3: Đốt thử vải
Thử trên một mẫu vải nhỏ, nếu lửa cháy tốt, tro vải bóp dễ tan thì đó là vải trơn cotton. Nếu tro vải vón cục, khó bóp nát thì đó là vải PE.

Cách nhận biết vải thun trơn
Những bài viết liên quan:
- Vải spandex là gì? Đặc tính, ứng dụng & phân loại vải Spandex
- Vải sợ tổng hợp là gì? Đặc điểm, phân loại vải sợi nhân tạo
- Vải Flannel là gì? 6 cách phối đồ với áo vải flannel cực chất
Qua bài viết trên của Đồng Phục Bốn Mùa có lẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vải thun trơn cũng như ưu nhược điểm của từng loại vải. Hi vọng bạn đã “bỏ túi” được nhiều thông tin bổ ích và mua được vải thun chuẩn nhất cho mình nhé!

Xưởng may Đồng Phục Bốn Mùa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất đồng phục. Chúng tôi sản xuất đa dạng các loại đồng phục như: Đồng phục doanh nghiệp, đồng phục áo khoác, đồng phục công sở, đồng phục nhà hàng – khách sạn, đồng phục khẩu trang in logo doanh nghiệp…Với tiêu chí HÀNH ĐỘNG – TẬN TẬM, chúng tôi luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.