Vải nylon là gì? Đặc điểm, tính chất & ứng dụng vải nylon

Vải nylon được xem là một trong những chất liệu để may đồng phục áo gió tốt nhất. Vậy bạn biết gì về loại vải này? Ưu nhược điểm, tính chất và ứng dụng của nó ra sao? Đồng Phục Bốn Mùa sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn ngay sau đây. Đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

>>>> Tham khảo thêm: 20+ Tên các loại vải may mặc phổ biến, hợp xu hướng nhất hiện nay

1. Vải nylon là gì?

Vải nylon là chất liệu vải được sử dụng phổ biến và ứng dụng nhiều trong việc may đồng phục. Mình cùng tìm hiểu sơ lược về loại vải này nhé! 

1.1. Định nghĩa về vải nylon

Vải nilon là nguyên liệu tổng hợp polymer hình thành từ dầu mỏ và than đá. Loại vải này không có thành phần hữu cơ nên còn có tên khác là nhựa nhiệt dẻo hoặc polyamine aliphatic. Chất vải nylon được tạo ra nhờ phản ứng trùng hợp ngưng tụ dưới áp suất và nhiệt độ cao. Cuối cùng được thành phẩm là loại polymer có dạng tấm.

Loại vải này xuất hiện năm 1935 từ công ty Du Pont của Mỹ do Eleuthère Irénée Du Pont thành lập. Công ty đã sản xuất thành công thuốc súng, sơn chứa cellulose và chất liệu amoniac tổng hợp. Loại sợi tơ tổng hợp này được phát triển dựa trên nền tảng sợi cellulose. Đây là cột mốc quan trọng cho các dòng sản phẩm nylon như ngày nay.

vải nylon

Vải nylon là nguyên liệu tổng hợp polymer hình thành từ dầu mỏ và than đá

1.2. Quy trình sản xuất vải nylon

Bản chất của vải nylon là các polime ngưng tụ hoặc copolymer. Nylon hình thành do phản ứng giữa các monome khác nhau có thành phần axit amin và axit cacboxylic như nhau. Đa số sợi nylon được tạo ra nhờ phản ứng giữa axit dicacboxylic và diamine hoặc axit amin, hay do axit amin với chính nó (ví dụ như PA6).

Đối với nylon 6-6, các monome chính là axit adipic và hexamethylene diamin. Chúng kết hợp với nhau tạo thành polime và nước. Nước được tách ra khỏi quá trình sản xuất nhằm tránh ảnh hưởng đến việc tạo vải nylon. Các phân tử nylon này khá linh hoạt, thường có xu hướng kết hợp ngẫu nhiên với lực tương đối kém. Chất liệu nylon phải qua quá trình làm sạch và rút ra mới tạo thành sợi vải.

Sợi vải được tiến hành qua các khâu dệt, nhuộm màu, làm sạch và hoàn thành tương tự như các loại sợi khác. Đặc biệt tại khâu kiểm tra luôn được tiến hành nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng, loại bỏ hàng lỗi để nâng cao hiệu quả cho lần sản xuất tới.

vải nylon

Chất liệu nylon phải qua quá trình làm sạch và rút ra mới tạo thành sợi vải

    Nhận 03 mẫu thiết kế đồng phục chỉ sau 10 phút

    1.3. Lịch sử hình thành vải nilon

    Vải nylon vốn đã xuất hiện khá lâu trước đây, qua quá trình nghiên cứu bền bỉ và chiến lược tiếp thị hiệu quả. 

    1.3.1. Quá trình nghiên cứu

    Nghiên cứu bắt đầu từ năm 1927 đến năm 1938, trước thời điểm khai mạc Hội chợ Thế giới New York năm 1939. Nó được đề xuất bởi Charles Stine. Ông đã đề xuất thành lập bộ phận hóa học chuyên nghiên cứu các vấn đề tiên phong của hóa học và ứng dụng của nó. 

    Lúc đầu, ông chỉ tập trung nghiên cứu lý thuyết, phần thử nghiệm do Hermann Staudinger – nhà hóa học người Đức đảm nhận. Kết quả, ông đã thành công khi đóng góp kiến thức cơ bản về polymer cho khoa học.

    Đến năm 1930, Carothers và cộng sự đã tìm ra cao su tổng hợp và miếng dán có màu trắng với khả năng đàn hồi cao. Miếng dán đó được xem là tiền thân của vải nylon. Kể từ đây, nhóm Carothers đã chú trọng đến thực tiễn với mong muốn tìm ra sự kết hợp các chất hóa học vào trong ứng dụng công nghiệp.

    Tới năm 1935, polymer 6-6 đã được sản xuất bằng phương pháp tẩm ướt. Phương pháp này cũng được sử dụng để hoàn thiện nylon. Sản phẩm nylon đầu tiên đáp ứng đầy đủ về độ co giãn, sức bền nhưng quy trình sản xuất lại khá phức tạp. Tháng 9 năm 1938, Du Pont chính thức nhận bằng sáng chế về polymer và độc quyền chất liệu này.

    vải nylon

    Vải nylon vốn đã xuất hiện khá lâu trước đây

    1.3.2. Chiến lược tiếp thị

    Nghiên cứu của Du Pont đã tạo ra 1800 công việc và vẫn được sử dụng trong mô hình nhà máy hóa chất như ngày nay. Nhờ dự án mà khả năng thu hút các nhà khoa học và kỹ sư giỏi cao hơn. Vào ngày 26/10/1995, nhà máy Seaford được Hiệp hội hóa học Hoa Kỳ công nhận là cột mốc hóa học mang tầm lịch sử quốc gia.

    Du Pont chú trọng các chiến lược tiếp thị để gia tăng nhu cầu trước khi ra mắt sản phẩm mới. Báo tại New York ca ngợi: sợi dệt hữu cơ nhân tạo xuất hiện lần đầu tiên được làm từ than, nước và không khí, hứa hẹn sẽ “mạnh như thép và tốt như mạng nhện”. Tại hội chợ và triển lãm, vải nylon được biết đến như một phần của “thế giới tương lai” và “thế giới hóa học kỳ diệu”. Hơn nữa, chất vải này còn được Tổng thống Roosevelt đề cử là “tiềm năng kinh tế quy mô và đầy thú vị”.

    Thế nhưng, sự ca ngợi quá sớm làm cho nhiều người không khỏi hi vọng quá lớn vào loại sản phẩm tốt hơn lụa nhập khẩu, bền chắc như thép. Nhận ra điều đó, công ty đã rút lại những thông báo ban đầu. 

    Du Pont đã tập trung vào khía cạnh thẩm mỹ hơn là quá chú trọng vào chất lượng sản phẩm. Những câu khẩu hiệu như “Nếu đó là nylon, nó sẽ đẹp và ồ! Sao nó lại nhanh khô đến vậy!” giúp thay đổi sự tập trung của mọi người sang khía cạnh vật liệu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của sợi.

    >>> Click ngay: Vải Polyester là gì? Đặc điểm, tính chất, ứng dụng vải Polyester

      Nhận 03 mẫu thiết kế đồng phục chỉ sau 10 phút

      2. Đặc tính chất liệu vải nylon

      Với sự thành công của nghiên cứu, vải nylon do Du Pont nhận bằng độc quyền sáng chế được ra đời với rất nhiều đặc tính tốt như hiện nay. Bên cạnh đó loại vải này cũng còn một số hạn chế đặt ra những thách thức về sự cải tiến trong tương lai để nó được hoàn thiện hơn. 

      2.1. Ưu điểm

      Chất liệu nylon được ứng dụng nhiều trong may mặc, đặc biệt là trang phục áo khoác nhờ rất nhiều đặc tính tốt của nó. Những ưu điểm của vải nylon khác biệt hẳn với các chất liệu khác có thể kể đến như: 

      • Bền chắc: So với loại vải lụa, voan, chiffon,… thì  có độ bền chắc cao hơn. Nó có thể chống nước, chống mài mòn hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng vệ sinh, giặt máy mà vẫn giữ được chất lượng như ban đầu. 
      • Độ co giãn tốt: Vải rất nhẹ, có độ co giãn cao và dễ khôi phục hình dáng ban đầu dù bị kéo căng. Nó còn mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho người mặc. 
      • Khả năng cách nhiệt cao: Vải nylon còn có thể giữ nhiệt tốt, rất phù hợp để sản xuất dòng sản phẩm mùa đông, nhất là áo khoác ngoài.
      • Ít nhăn: Loại vải này thường ít nhăn, chỉ xuất hiện nếp nhăn ở một số nơi  hay co gập như khủy tay, đầu gối, nách áo,… Việc làm phẳng áo cũng rất dễ dàng khi áp dụng nhiệt gián tiếp hoặc dùng hơi ẩm. 
      • Dễ nhuộm màu: Đây là loại vải có khả năng bắt màu nhuộm tốt,  màu có độ chuẩn cao, sáng hơn các loại sợi nhân tạo khác. Vải nylon còn bền màu, khó phai và đa dạng màu sắc. Chính vì lý do đó, nó đã trở thành cơn sốt trong ngành thời trang những năm 1940.
      • Nhanh khô: Tuy có độ hút ẩm kém nhưng đặc biệt nhanh khô. Nó hầu như không bị ảnh hưởng bởi quá trình thủy phân do nước biển và chịu được độ ẩm cao. Do đó, vải được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm đồ bơi.
      • Chống nắng: có khả năng chống ánh nắng cực kỳ tốt và rất được ưa chuộng vào những ngày hè từ các sản phẩm áo khoác chống nắng. 
      • Kháng khuẩn tốt: Khả năng kháng khuẩn hiệu quả của vải nylon cho phép ngừa các mầm bệnh, nấm mốc gây hại giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bạn.
      vải nylon

      Vải nylon không thấm nước

      2.2. Hạn chế

      Bên cạnh những ưu điểm đặc biệt kể trên, vải nylon cũng không tránh khỏi những nhược điểm như: 

      • Hút mồ hôi kém: Vải nylon rất nhanh khô nhưng lại khó hút ẩm khiến người mặc đôi khi cảm thấy bí bức và khó chịu. Bạn có thể ứng dụng trang phục nylon khi chạy bộ và hạn chế mặc lâu trong nền nhiệt cao.
      • Dễ co ngót: Tại nhiệt độ cao từ 180-200 độ C, vải rất dễ bị co ngót, thậm chí sẽ tan chảy hoàn toàn ở 215-260 độ C. Do vậy bạn không được phơi nó dưới trời nắng gắt hay đặt gần các thiết bị, khu vực có lượng nhiệt lớn.
      • Không tự phân hủy: Tương tự như các loại sợi tổng hợp khác, nó không có khả năng tự phân hủy và tỉ lệ tái chế thấp. Đây là vấn đề ảnh hưởng đến môi trường toàn cầu vẫn chưa có phương hướng khắc phục.
      vải nylon

      Vải khó hút ẩm khiến người mặc đôi khi cảm thấy bí bức và khó chịu

        Nhận 03 mẫu thiết kế đồng phục chỉ sau 10 phút

        3. Phân loại vải nylon

        Tuỳ thuộc vào thành phần, tỷ lệ các nguyên liệu và loại sợi khác nhau người ta có thể sản xuất nhiều loại vải nylon dựa trên các phương trình hóa học. Các nhà sản xuất còn có thể điều chỉnh các tỷ lệ này để hạ giá thành và cải thiện tính năng sản phẩm.

        3.1. Nylon 6

        Nylon 6 là một trong những loại nylon đơn nguyên quan trọng, thường được ứng dụng làm polyme tạo sợi và nhựa kỹ thuật. Sợi nylon 6 đôi khi được sử dụng để sản xuất vải, tuy nhiên ít phổ biến như sợi nylon 6-6. Độ bền của sợi nylon 6 có thể được cải thiện bằng cách kéo sợi nóng chảy và kéo sợi nóng. Khi so sánh với nylon 6-6, loại sợi này có độ bền va đập cao hơn.

        Sợi nylon

        Nylon 6 thường được ứng dụng làm polyme tạo sợi và nhựa kỹ thuật

        3.2. Nylon 6-6

        Vải nylon 6-6 được coi là loại vải nylon tổng 100% đầu tiên. Nó được cấu thành từ hexamethylenediamine và một số loại axit dicarboxylic. Chất rắn tạo ra sẽ được nấu chảy để tạo sợi hoặc kết tinh lại phục vụ mục đích tinh chế. Nylon 6-6 là một trong những loại nylon quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới nhờ tính chất cân bằng vượt trội và giá thành khá rẻ.

        Sợi nylon

        Vải nylon 6-6 được coi là loại vải nylon tổng 100% đầu tiên

        3.3. Nylon 510

        Đây là chất liệu được sản xuất bởi công ty Du Pont với ý định thay thế cho nylon 6-6. Thế nhưng nylon 510 tốn rất nhiều chi phí nên rất khó để sản xuất hàng loạt. Do đó hiện nay nó được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm công nghiệp và khoa học.

        Chất vải nylon

        Nylon 510 tốn rất nhiều chi phí

        3.4. Nylon 46

        Vải nylon 46 còn có tên gọi khác là Stanyl, được phát triển bởi tập đoàn DSM. Loại vải này không được ứng dụng phổ biến nhưng vẫn để lại ấn tượng với người tiêu dùng nhờ khả năng chống chọi tốt với môi trường khắc nghiệt. Nylon 46 thường được sử dụng sản xuất các động cơ như phanh, điều hoà không khí.

        Chất vải nylon

        Nylon 46 có khả năng chống chọi tốt với môi trường khắc nghiệt

          Nhận 03 mẫu thiết kế đồng phục chỉ sau 10 phút

          4. Ứng dụng vải nylon trong đời sống

          Vải nylon có rất nhiều loại với mỗi đặc tính nổi bật ở các loại đó. Do đó, khả năng ứng dụng của chất liệu nylon trong đời sống rất cao. 

          4.1. Ứng dụng trong lĩnh vực thời trang

          Nhờ đặc tính giữ ấm, khả năng cách nhiệt cao và chống nắng tốt, nylon sử dụng phổ biến cho các trang phục thể thao, áo khoác gió, quần áo khoác, giày leo núi, balo,… Vải nylon còn đặc biệt hữu ích cho người mặc khi sử dụng ở những nơi có điều kiện môi trường khắc nghiệt, nhất là ở vùng lạnh giá.

          Chất vải nylon

          Nylon được ứng dụng trong may áo gió

          4.2. Ứng dụng trong đồ dùng nội thất

          Nhờ khả năng chống nước tốt, dễ nhuộm màu và bền chắc giúp vải nylon được ưa chuộng sử dụng trong các sản phẩm nội thất. Nó được sử dụng để làm rèm cửa, khăn trải bàn, thảm trải sàn, sợi bàn chải đánh răng,…

          Đặc điểm vải nylon

          Vải nylon được ưa chuộng sử dụng trong các sản phẩm nội thất

          4.3. Ứng dụng khác

          Ngoài các công dụng kể trên, vải nylon còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác như: sản xuất lều, áo giáp, dây buộc hàng, phông bạt, tấm dù, cuộn phim, ống lót, bao đựng, dây đàn, áo mưa, dây vợt cầu lông,… Có thể nói nylon là loại chất liệu được ứng dụng vô cùng rộng rãi, đem lại nhiều lợi ích cho mọi người.

          Đặc điểm vải nylon

          Vải nylon còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác như: sản xuất lều, áo giáp, dây buộc hàng, phông bạt, tấm dù, cuộn phim,…

          5. Cách phân biệt vải nylon

          Bởi vì lợi ích kinh tế hoặc do một vài lý do khác, một số loại vải nylon hiện nay đã bị pha trộn nên rất khó tìm được nylon 100%. Để nhận biết chất liệu vải nylon chất lượng bạn nên tham khảo những đặc điểm phân biệt sau: 

          • Bề mặt vải có độ sáng bóng và mềm mại.
          • Vải nylon rất ít nhăn, dễ khôi phục hình dạng ban đầu khi bị vò, gấp.
          • Vải hầu như không thấm nước và các chất lỏng.
          • Vải dễ gây nóng bức, bí hơi và bết dính vào da khi tiết ra nhiều mồ hôi.
          • Vải nylon khi đốt sẽ có mùi khét, có khói đen và bị kết thành cục tròn màu đen.
          • Một số loại nylon khi nhìn có bề mặt sáng bóng giống như lụa, satin nhưng khi cảm nhận nó khá trơn trượt và không mềm mại, sang trọng như sợi tự nhiên.
          Chất liệu vải nylon

          Bề mặt vải có độ sáng bóng và mềm mại

            Nhận 03 mẫu thiết kế đồng phục chỉ sau 10 phút

            6. So sánh vải polyester và nylon: loại vải nào tốt hơn?

            Vải polyester là một loại chất liệu tổng hợp, có khả năng chống nhăn, chống bụi bẩn, nấm mốc và có giá trị thẩm mỹ cao. Cũng giống như vải nylon, polyester có chung một số đặc tính và việc lựa chọn loại vải tốt hơn thật không dễ dàng gì. 

            6.1. Về thành phần

            Điểm chung của cả hai chất liệu này là đều có nguồn gốc từ dầu mỏ và được phát hiện từ giữa năm 1930 đến đầu năm 1940. Chúng đều có độ bền, chắc, nhẹ hơn vải cotton hoặc da. Quy trình sản xuất hai chất liệu này là gần giống nhau. Chúng đều là những hạt nhựa có kích thước nhỏ như hạt ngô được đun nóng, kéo ra rồi nối lại để tạo thành những sợi dài. Sau đó, các sợi này được kết hợp, tạo ra một loại sợi mảnh dùng để dệt hoặc đan thành những cuộn vải lớn. 

            Chất liệu vải nylon

            So sánh vải polyester và nylon

            6.2. Về chất lượng

            Cả hai loại vải này đều dễ bảo quản và vệ sinh nhờ khả năng chống nhăn, chống ẩm mốc và độ co giãn cao.

            Điểm khác biệt giữa hai loại vải này là khả năng nhuộm màu và một số đặc tính về chất lượng. Vải nylon có độ mềm, co giãn, bền và sáng bóng hơn polyester. Còn polyester có độ bám màu tốt hơn nên dễ nhuộm màu, chống mài mòn và giữ được form dáng tốt hơn

            Nylon thường dễ bị phai màu khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đa số các loại túi xách, balo, vali được làm từ vải polyester hơn là nylon vì nó trông như mới lâu hơn. 

            Đặc điểm vải nylon

            6.3. Về cảm giác

            Cả hai loại vải này đều rất nhẹ và thoải mái. Trong đó, vải nylon mềm và mịn hơn nên còn được sản xuất với ý định thay thế cho lụa. Còn polyester cứng hơn nên đã được dùng như chất liệu may quần áo. Tuy nhiên với các tiến bộ công nghệ như hiện nay, vải polyester đã được sản xuất mềm mại hơn nhiều, và được sử dụng trong may mặc rất thoải mái và phổ biến. 

            Chất liệu vải nylon

            Cả hai loại vải này đều rất nhẹ và thoải mái

            6.4. Về khả năng chống nước

            Vải nylonpolyester đều có khả năng chống thấm nhưng vải polyester chống nước tốt hơn. Còn với nylon khi bị thấm ướt sẽ hấp thụ nước và nở ra đến  3.5%. Do đó, dùng vải polyester sẽ nhanh khô hơn so với nylon. Nếu bạn muốn sử dụng chất vải có khả năng sấy khô nhanh khi đi chơi xa thì nên chọn vải polyester.

            vải nylon là gì

            Vải polyester chống nước tốt hơn

            6.5. Về tái chế

            Vải nylon có nhược điểm là khó tái chế hơn polyester. Để tái chế loại vải này cần rất nhiều chi phí và tài nguyên. Do vậy rất hiếm sản phẩm eco làm từ vải nylon tái chế hoặc nếu có là nylon tái chế từ chất thải sản xuất.

            Trái lại, polyester có khả năng tái sử dụng hiệu quả. Chất liệu này có thể được tái chế từ chất thải sau tiêu dùng như lon soda. Vậy nên, người ta xây các cơ sở hạ tầng lớn để biến rác thải thành các loại vải chất lượng cao, nhằm cung ứng chất liệu cho việc sản xuất túi xách, giày dép, quần áo và vali. Đây là đặc tính mang tính xã hội, góp phần vào chiến dịch bảo vệ môi trường trên thế giới.

            Với tất cả những so sánh kể trên, hi vọng rằng bạn sẽ tìm được chất vải phù hợp với mục đích sử dụng của mình nhất. 

            vải nylon là gì

            Vải nylon có nhược điểm là khó tái chế hơn polyester

            7. Cách bảo quản vải nylon

            Để vải nylon được bền lâu và giữ được vẻ đẹp như ban đầu, trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau:

            • Không nên sử dụng nước nóng và máy sấy đối với trang phục từ nylon vì nhiệt độ cao có thể làm vải bị biến dạng.
            • Hạn chế là ủi trang phục từ nylon. Nếu cần bạn hãy chọn nhiệt độ thấp và đặt tấm vải lót bên dưới.
            • Không được tẩy trắng vải.
            • Nhờ đặc tính có độ bền cao, dễ tẩy rửa nên bạn có thể giặt máy hoặc giặt tay đều được. Ngoài ra bạn nên chọn chất tẩy có độ tẩy rửa trung tính để giữ sản phẩm thêm lâu.
            • Phơi trang phục nylon ở nơi khô ráo, sạch sẽ và nhất là tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt của mặt trời.   
            vải nylon là gì

            Bảo quản vải nylon kỹ lưỡng sẽ giữ lâu hơn

            Những bài viết cùng chủ đề:

            Qua bài viết, Đồng Phục Bốn Mùa hy vọng bạn sẽ hiểu thêm những đặc điểm, tính năng của vải nylon trong may mặc. Ngoài ra bạn nên chú ý đến vấn đề bảo quản để sản phẩm luôn bền đẹp và sử dụng lâu hơn. 

              Nhận 03 mẫu thiết kế đồng phục chỉ sau 10 phút

              5/5 - (1 bình chọn)
              Bài viết liên quan
              0969.228.488